Nhân sinh ngoại trừ từ bỏ thì không có gì gọi là thất bại

“Nhân sinh ngoại trừ từ bỏ thì không có gì gọi là thất bại”. Một tựa đề sách khá là rất ấn tượng với những người dễ nản chí. Dường như cuốn sách chỉ mới ngay tựa đề đang chỉ ra khiếm khuyết của bản thân vậy đó! Cùng Thạch Nam Thư Quán tìm hiểu thêm về quyển sách này nào.

Từ văn phong đến trải nghiệm đời thường

Văn phong của tác giả Đặng Sở Hàm trong Nhân sinh g có gì gọi là thất bại không hoa mỹ cầu kì mà giản dị mộc mạc. Đem đến chính những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả để bạn đọc cùng suy ngẫm. Tôi ấn tượng nhất là lần mà tác giả thi chứng chỉ IELTS để nhập trường Cambridge. Phải đến cái lúc tác giả cầm thư mời nhập học trên tay mới bắt đầu chuẩn bị kỳ thi.

Nhân Sinh Ngoại Trừ Từ Bỏ Thì Không Có Gì Gọi Là Thất Bại
Bìa sách Nhân sinh ngoại trừ từ bỏ thì không có gì gọi là thất bạikhá đẹp

Lần thứ nhất thi vì chẳng ôn luyện gì nên điểm thấp. Lần thứ hai thi còn thấp hơn. Lúc đó do còn trẻ lại tự tin, cho rằng việc thi qua là dễ dàng. Đến khi kết quả thi lần thứ 3, 4 vẫn thảm hại như đợt thi trước. Sau nhiều lần thất bại như vậy, thông thường mọi người sẽ thoái chín nản lòng mà từ bỏ nhưng trong câu chuyện này tác giả lại khác. Anh cũng tuyệt vọng đấy nhưng không vì thế mà chấp nhận từ bỏ mà càng nỗ lực hơn. Sau nhiều lần ôn tập không ngừng nghỉ cùng với sự giúp đỡ của “đàn anh” trong trường, kết quả thi dần tốt hơn. Sau chục lần thi, cuối cùng anh cũng lấy được chứng chỉ để có thể du học.

Thất bại – Thành công

Vậy đấy, con người chúng ta khi đối mặt với nhiều lần thất bại sẽ chọn cách từ bỏ nhưng chỉ cần không từ bỏ thì một lúc nào đó, cho dù đến chậm một chút thì cũng có sao.”Thật vậy, không có nỗi đau khắc cốt ghi tâm thì sao xuất hiện sự ngọt ngào như ướp mật”.

Chỉ cần không từ bỏ, chúng ta sẽ có đủ thời gian theo đuổi thành công. Dù bước chân đến được với thành công chậm chạp như ốc sên bò, nhưng nó nhất định sẽ tới.”Thứ hai, trong cuộc sống này, sẽ có những người cũng giống như tác giả, từng mù mịt về tương lai thậm chí đến việc mình thích gì cũng không rõ. Không dám đi thử sức chỉ muốn chọn một lối tắt để đến với thành công sớm nhất.

Hãy là chính mình

Đặng Sở Hàm của Nhân sinh ngoại trừ từ bỏ thì không có gì gọi là thất bại cũng mang một tâm lý như vậy khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Anh cứ nghĩ rằng phải tham gia nhiều hoạt động, cuộc thi để có lợi ích cho mình sau này. Sau khi tốt nghiệp, một lần nọ hai mẹ con anh cùng thảo luận về vấn đề về khởi nghiệp. Trong khi anh nghĩ rằng việc khởi nghiệp lúc nào anh cũng có thể làm được không cần biết là thích hay không thích chỉ cần là mẹ anh muốn.

Trên tay của bạn đọc

Nhưng mẹ anh lại không đồng ý với quan điểm đó và cho rằng việc thích rất quan trọng. Người xưa có đạo lí như này: “Đừng quan tâm đến ánh mắt của xã hội, hãy cứ là chính mình”. Đạo lý đó từ trước đến nay luôn được truyền qua nhiều thế hệ và trở nên phổ biến. Nghe thì có vẻ dễ đấy nhưng để hiểu được thì lại là một chuyện khác.

Giải quyết vấn đề

Tác giả cũng dần quên đi cuộc thảo luận ấy cho đến một ngày gặp đàn anh trong trường để nhờ xem lại kết quả nghiên cứu của mình. Từ đây, vấn đề của tác giả càng lộ rõ hơn. Trong cuộc giao tiếp của hai người, tác giả luôn đi hỏi ngược lại ý kiến của đàn anh. Thay vì nói câu “I think” anh lại dùng “What do you think?”. Có thể thấy rõ quá phụ thuộc dựa dẫm vào người khác mà quên đi suy nghĩ của bản thân. Dù tác giả hiểu đạo lí “hãy cứ là chính mình” ấy nhưng chín năm trôi qua tác giả vẫn chưa thể hiểu thấu được vấn đề này.

Đừng bao giờ quên đi suy nghĩ của bản thân

Dũng cảm đối mặt

Khi thấy được vấn đề của mình, tác giả đã có một cuộc điện thoại giãi bày tâm sự với mẹ và mẹ anh đã trả lời thế này. “Con không biết con thích củ cải trắng hay cà rốt hay không biết dùng dao để thái rau? Thái thử đi. Không thích thì đổi! Dù sao thì hãy chọn món mình thích, đừng chọn món được khen ngợi hết lời. ” Quả đúng như vậy có nhiều lúc bạn sẽ mất đi phương hướng, không biết mình thực sự muốn gì cần gì. Vậy thì đừng vội vàng mà tìm lối tắt mà hãy thử trải nghiệm từng con đường và biết đâu đấy bạn sẽ tìm thấy lối đi thuộc về mình.

Tất nhiên Nhân sinh ngoại trừ từ bỏ thì không có gì gọi là thất bại không chỉ dừng lại ở đó, trong cuốn sách còn mở rộng ra nhiều câu chuyện hấp dẫn khác rất đáng để chúng ta học hỏi. Những lúc rảnh rỗi, hãy thử đặt chiếc điện thoại xuống, và cầm lấy cuốn sách này, đọc, suy ngẫm và chill cùng nó. Tôi chắc rằng Nhân sinh ngoại trừ từ bỏ thì không có gì gọi là thất bại rất đáng đọc. Nó sẽ giúp bạn mở mang thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức cần thiết nữa đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *