REVIEW TRUYỆN PHÁN QUAN

Phán Quan là tiểu thuyết thuộc thể loại truyện linh dị, đam mỹ của tác giả Mộc Tô Lý. Nhân vật chính là Phán Quan Văn Thời sống ở biệt thự nhưng không một xu dính túi, cùng một khách trọ bệnh tật nhưng là Sư Tổ của nghề. Phán Quan có văn phong hài hước, nhân vật xoay quanh các câu chuyện cảm động, logic xoay trong việc giải lồng (chấp niệm của người chết chưa kịp hoàn thành) và cùng tìm lời giải đáp về bí mật lớn từ 1000 năm trước.

Văn án truyện Phán Quan

Phán Quan mở đầu bằng việc Văn Thời tái sinh lần thứ 11 và bắt đầu hòa nhập với cuộc sống hiện đại để tiếp tục giải “lồng”. Lồng được hiểu nôm na chính là những vương vấn, chấp niệm của người chết khiến họ không thể an lòng ra đi, chấp niệm đó tạo thành một cái lồng giam kéo thêm những người khác vào. Việc của phán quan chính là xâm nhập và giải những chiếc lồng đó.

Review][Mộc Tô Lý] Phán Quan – Nửa thân tàn lụi, nửa phồn vinh – || Bạch  Mộng ||
Bìa truyện Phán Quan

Đó cũng là việc Văn Thời đã làm suốt 1000 năm qua. Đôi khi anh không biết vì sao mình chưa chết, cũng không biết mình sống để làm gì. Công việc từ trước đến giờ của Văn Thời là giải lồng, chết, đi ra từ cửa Vô Tướng – không biết ai tạo ra, chỉ biết mỗi lần “chết” một thời gian sau anh lại xuất hiện, tên Vô Tướng cũng là anh tự đặt tên sau mỗi lần bước ra và lại tiếp tục giải lồng.

Nhưng ở lần xuất hiện thứ 11 này lại khác, hành trình giải lồng của anh đều có mặt của Tạ Vấn – “gà mờ” trong nghề phán quan, không lên nổi gia phả, có chú văn trời phạt nhưng cũng chính là Tổ sư gia của nghề. Vị Tổ sư gia này thực tế có tên là Trần Bất Đáo, là thầy của Văn Thời, sống trong hình hài con rối do mình tạo ra để giải quyết ân oán từ 1000 năm trước đồng thời cũng để tìm linh tướng cho học trò.

Trong khi Văn Thời truy tìm mảnh vỡ linh tướng mà anh cũng chẳng biết đã mất khi nào vì bị mất trí nhớ khi bước ra cửa linh tướng lần đầu tiên. Thì Tạ Vấn cũng lần theo dấu vết để tìm mảnh vỡ linh tướng của Văn Thời trong im lặng trong thời gian ngắn ngủi trước khi tan biến.

Review][Mộc Tô Lý] Phán Quan – || Bạch Mộng ||
Văn Thời Trần Bất Đáo

Ở đây, Văn Thời và Tạ Vấn gần như luôn trùng hợp gặp nhau khi giải lồng với những câu chuyện linh dị cảm động cũng như thu nhặt những mảnh vỡ linh tướng, tìm lại ký ức từ 1000 năm trước. Mỗi mảnh vỡ linh tướng tìm được ký ức sẽ chắp vá và hiện lên đều có một người “thầy” mà mình chưa bao giờ gọi là thầy mà cứ mãi gọi tên là Trần Bất Đáo.

Và ngoài học nghệ từ Trần Bất Đáo, anh còn cất giấu tình cảm cấm kỵ phải sử dụng nhiều lần thanh tẩy để loại bỏ, nhưng tất cả Trần Bất Đáo đều biết cả. Các ký ức chắp vá này gần như theo Văn Thời xuyên suốt bộ truyện Phán Quan, từ lúc Trần Bất Đáo nhặt được Văn Thời trong biển người chết với cả vạn chấp niệm của vô số sinh linh, đến khi cưu mang, trải qua tuổi thơ, những lần bao dung, những lần rung động đều như mưa dầm thấm đất mềm mại và khắc sâu tự bao giờ.

Có thể nói Trần Bất Đáo là chốn về của Văn Thời, và Văn Thời lại chính là bến đỗ của Trần Bất Đáo. Trần Bất Đáo luôn đi một mình trên quãng đường rất dài, y sống lâu đến nỗi đã trải quá nhiều nên chẳng còn cảm xúc. Sự xuất hiện của Văn Thời cũng chính là một điểm nhấn tươi đẹp trong cuộc đời Trần Bất Đáo.

Kèm theo những ký ức đan xen đó, chân tướng vụ phong ấn Trần Bất Đáo – người không được chết tử tế do tạo quá nhiều xoáy lồng trong miệng người đời cũng dần lộ diện. Nhân vật phản diện sau nhiều lần được bóc tách, phân tích cũng lộ diện chính là Trương Đại Nhạc– một đệ tử đã vô tình phát hiện đại trận nhận hết oán nghiệt Trần Bất Đáo sử dụng để chuyển giao trần duyên hàng vạn người trú ngụ trong người Văn Thời qua người y. Trương Đại Nhạc đã lợi dụng điểm này để chuyển vết trời phạt trên người mình và khiến Trần Bất Đáo nhận thêm nhiều oán nghiệt trần duyên khác đến nỗi không thể điều khiển. Đó là căn nguyên của việc Trần Bất Đáo đã được các học trò thân truyền phong ấn để không gây nhiễu loạn thế gian.

Chân tướng được phơi bày, trong đại trận phong ấn 1000 năm trước, chính Văn Thời đã tự tay tách linh tướng cùng chấp niệm trước khi chết để tạo thành lồng bảo vệ Trần Bất Đáo. Trong phút cuối cùng 1000 năm trước, Trần Bất Đáo cũng đã sử dụng phúc đức trong suốt thời gian làm phán quan tạo ra cổng Vô Tướng giúp Văn Thời được tái sinh.

Phán Quan - Chương 119: Ngoại truyện 2
Fanart Phán Quan

Ở phần cuối truyện Phán Quan, sau khi giết được Trương Đại Nhạc, con rối do Trần Bất Đáo tạo thành và điều khiển cũng bắt đầu khô héo. Văn Thời một lần nữa cũng bắt đầu sử dụng sinh mạng để giải lồng của chính mình, mở ra núi Tùng Vân năm đó và đưa cơ thể Trần Bất Đáo thoát khỏi đại trận.

Ở phần cuối cùng này, cả Văn Thời và Trần Bất Đáo đều đã hiểu rõ đối phương, cùng trở về núi Tùng Vân chế tạo lại cơ thể cho Bốc Ninh, Chung Tư, Trang Dã – các học trò cùng bị phong ấn trong đại trận. Khép lại truyện Phán Quan chính là cuộc sống thường nhật trên núi Tùng Vân của 2 người cùng đám rối, vẫn tươi đẹp ồn ào như trong dĩ vãng.

Về 2 nhân vật chính, Thạch Nam Thư Quán nghĩ, tính cách quái gở, nóng nảy của Văn Thời chính là bị Trần Bất Đáo bao dung, chiều mãi mà thành. Còn đối với Trần Bất Đáo, khi đã sống quá lâu nên tình cảm không hề được thể hiện nhiều qua lời nói, mà bằng hành động thường ngày.

Trần Duyên của 2 người cũng được định sẵn từ nghìn năm về trước, từ lúc bắt đầu chuyện mà y chẳng hề hay biết kia, hai người bọn họ đã dây dưa cùng nhau, một người không chết một người sẽ không biến mất, cuối cùng chẳng thể rời đi được nữa.

Trích dẫn hay trong truyện Phán Quan

Tạ Vấn không có ý định để Văn Thời nhận ra anh là ai, điều ấy lão Mao hiểu rõ hơn bất cứ người nào.

Nhưng đôi khi cực kỳ tình cờ, một vài hành động của Tạ Vấn sẽ khiến lão Mao sinh ra một loại ảo giác rằng… khoảnh khắc đó anh đang đi ngược lại với chính toan tính của bản thân.

Lão Mao là con rối đầu tiên anh giữ bên người suốt thời gian dài, vì để dỗ dành một đồ đệ nhỏ mau nước mắt. Thế nên đường đường là đại bàng kim sí, vỗ cánh là có thể lật tung nửa ngọn núi, móng vuốt sắc như đao, oai phong lẫm liệt, lần công diễn đầu tiên lại là hình tượng một con chim nhỏ xíu, chưa lớn bằng nửa bàn tay.

Thật ra con rối không hề tồn tại cái gọi là lớn lên, hình dáng như nào thì khi thả ra chính là dạng đó. Nhưng đại bàng Kim Sí cứ thể được trải nghiệm cảm giác lớn lên chậm rãi.

Lão Mao vẫn nhớ rất rõ, khi đó hắn bị ép ngụy trang thành một cục lông xù nhỏ. Văn Thời vẫn còn nhỏ, ngồi xổm ở mỏm đá trên đỉnh núi, cũng bé xíu xiu.

Bởi vì da dẻ trắng nõn mà trông như người tuyết tí hon.

Hắn đứng trên vai người tuyết, cuộn tròn cái đầu ngủ gật. Mới không quậy một lát đã bị người tuyết kéo xuống sờ đầu.

Trần Bất Đáo chống cằm ngắm nghía một lát bổ sung: “Vẫn chưa đủ nổi bật”.

Lão Mao đã sắp trợn trắng hai mắt. Tiểu đồ đệ ngoài cửa lại yên lặng.

Một lát sau, dây rối trên đất động đậy, cuộn thành hình dáng bàn tay, kích cỡ không khác bàn tay của Văn Thời cho lắm, sau đó vẫy về phía Trần Bất Đáo.

Tần suất vẫy tay đó rất cao, trông cực kỳ hoạt bát, khiến Trần Bất Đáo hơi sửng sốt một chút.

Từ đó về sau, mỗi lần Văn Thời vào lồng chỉ cần đi đâu đó một mình thì luôn ghi nhớ để lại dây điều khiển rối cho ai kia. Dù là từ đứa nhỏ trở thành thiếu niên, thanh niên, dù biết Trần Bất Đáo đang trêu chọc hắn, hắn cũng chỉ vẫy cho có lệ, dè dặt mất tự nhiên, nhưng thói quen này chưa từng thay đổi.

Dù cho cái gì cũng không nhớ rõ.

Vào lúc cú đánh cực lớn giáng xuống, cái người bị trấn áp ròng rã nghìn năm không được giải thoát trong trận phong ấn đột nhiên né tránh ngón tay tái nhợt lạnh cóng của hắn, còn hắn hệt như muốn bắt lấy gì đó nhưng lại bắt hụt vậy.

Tiếp đó, sợi dây đỏ, chuỗi hạt và cọng lông chim quấn quanh linh tướng trên cổ tay anh phát sáng như những lần trước đây….

Từ xa xưa đã có một truyền thuyết, kể rằng nếu mời mười tám nhà sư ngày đêm tụng kinh khi ai đó qua đời thì chỉ cần đủ lòng thành tâm, những lời chúc phúc kia sẽ lưu lại dấu vết.

Dấu ấn có thể nông hoặc sâu, nông thì gặp nhiều phúc khí, sâu thì có thể che chở người ấy sống lâu một đời.

Nhưng thật ra còn một ý kiến khác, so với cái trên thì hung hiểm hơn nhiều, đến ngay cả Văn Thời cũng không biết.

Nói rằng khi người ta sắp chết, nếu có được chuỗi hạt phúc đã được tụng kinh trăm năm và vật tùy thân có mối liên hệ sâu sắc nhất, sau đó dùng máu khắp người nuôi dưỡng thì có thể dùng phúc khí chưa hưởng cả một đời để che chở một ai đó.

Vậy thì lời chúc phúc lưu lại sẽ sâu hơn bất cứ dấu ấn nào, có thể bảo vệ người ấy bình an hạnh phúc đời đời kiếp kiếp.

Mùng một tháng chạp năm đó, anh không uống được chén trà thơm trên núi Tùng Vân, nhưng anh biết đó là sinh nhật của Văn Thời……

Nếu đã là sinh nhật thì anh nên tặng gì đó mới phải.

Mà anh cũng chỉ có thể tặng thứ này.

Chuỗi hạt phúc này anh đeo từ thuở thiếu niên, mang theo bên người không biết đã bao cái trăm năm rồi. Lông chim Thanh điểu là nỗi nhớ nhung không buông bỏ được, còn dây rối là mối liên hệ sâu nhất giữa bọn họ.

Cảm ơn các bạn đã xem review truyện Phán Quan, mời các bạn góp ý và comment thêm tên truyện để Thạch Nam Thư Quán cùng điểm lại những truyện hay nhé!

Cảm ơn vì đã đọc bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *