Tác giả Kim Dung

Tác giả Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 trong một gia tộc khoa bảng danh giá tại tỉnh Chiết Giang. Kim Dung được ca tụng là một trong bốn tiểu thuyết gia có sức ảnh hưởng và được yêu thích nhất tại Trung Quốc. Lúc sinh thời, ông là một người sùng đạo Phật, yêu động vật và thiên nhiên.

Tiểu sử tác giả Kim Dung

Tác giả Kim Dung sinh vào ngày 10/03/1934 tại trấn Viên Hoa huyện Hải Ninh, Gia Hưng Chiết Giang Trung quốc trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Từ nhỏ Kim Dung đã tỏ ra thông minh lanh lợi và có phần hơi nghịch ngợm. Ông là người yêu thiên nhiên, thích nghe chuyện thần thoại, mê đọc sách, đặc biệt là tiểu thuyết võ hiệp. Năm 13 tuổi, Kim Dung được gia đình gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang.

Năm 16 tuổi, Kim Dung viết Cuộc du hành của Alice có ý trào phúng chủ nhiệm ban huấn đạo khiến ông bị đuổi học, phải chuyển đến học trường Cù Châu. Năm 1941 Kim Dung được tốt nghiệp sớm, sau đó ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương. Tại đây Kim Dung bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh nhưng bỏ dở. Lên năm thứ ba thì ở trường nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị, năm 19 tuổi Kim Dung bị đuổi học lần thứ hai trong đời.

Tác giả Kim Dung
Tác giả Kim Dung

Sau khi bị đuổi học, Kim Dung xin làm việc tại Thư viện trung ương và bắt đầu ý định sáng tác truyện võ hiệp. Tại đây ông sáng lập ra Thái Bình dương tạp chí, nhưng chỉ ra được một số đầu. Năm 1944 Kim Dung đến làm việc cho một nông trường ở Tương Tây. 1946 ông xin thôi việc, sau khi từ biệt gia đình Kim Dung về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam. Năm 1947 ông sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết hay dịch thuật từ máy Radio. Chẳng bao lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo và lại nghỉ để xin vào học tiếp về luật quốc tế.

Năm 1948, Kim Dung cưới người vợ đầu là Đỗ Trị Phân tại Thượng Hải. Năm 1950 cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đình. Năm 1951 Kim Dung và vợ mình ly hôn. Năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều. Từ 1953, Kim Dung rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất. Được nhiều thành công đáng kể.

Kim Dung ảnh hưởng khá lớn đến Jack Ma
Kim Dung ảnh hưởng khá lớn đến Jack Ma

Đến năm 1955 ông viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ Kim Dung là chiết tự từ chữ Dung tên thật của ông, nghĩa là “cái chuông lớn”. Sau khi Thư Kiếm Ân Cừu Lục ra đời, Kim Dung được chú ý đến. Dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó chuyên tâm vào viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa.

Năm 1959 Kim Dung cùng bạn lập ra Minh Báo, ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xã luận. Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, Kim Dung chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979. Năm 1993, ông từ chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo. Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên. Ngày 30 tháng 10 năm 2018, nhà văn Kim Dung qua đời ở tuổi 94 tại Bệnh viện Hồng Kông sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Tiểu thuyết của Kim Dung

Các tác phẩm của Kim Dung có thể đọc độc lập, tuy nhiên có một số tác phẩm có nhân vật và chi tiết liên quan đến nhau. Chùm tác phẩm nổi tiếng nhất của Kim Dung là Xạ điêu tam bộ khúc bao gồm ba tác phẩm Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký.

Thiên Long bát bộ lấy bối cảnh trước Xạ điêu anh hùng truyện, nhưng nội dung câu chuyện vốn là độc lập. Sau này, Kim Dung sửa chữa lại vài chi tiết trong Xạ điêu anh hùng truyện để bắc cầu với Thiên Long bát bộ. Vài nhân vật của Bích huyết kiếm xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký. Nhân vật trong Thư kiếm ân cừu lục xuất hiện trong Phi hồ ngoại truyện, tác phẩm này lại kể lai lịch, hành trạng của Hồ Phỉ và một số nhân vật khác của Tuyết sơn phi hồ.

Kim Dung cùng dàn diễn viên trong Thần Điều Đại Hiệp
Kim Dung cùng dàn diễn viên trong Thần Điêu Đại Hiệp

Các truyện khác của Kim Dung không liên quan với nhau và cũng không có bối cảnh lịch sử cụ thể, trừ Việt nữ kiếm xảy ra thời Xuân Thu.

Sau khi Kim Dung hoàn thành các tác phẩm của mình, một người bạn của ông là Nghê Khuông phát hiện rằng chữ đầu tiên của tựa đề 14 tiểu thuyết tạo thành hai câu thơ thất ngôn:

Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên

Dịch nghĩa là:

Tuyết bay đầy trời bắn hươu trắng
Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh

13 bộ tiểu thuyết xếp theo bối cảnh lịch sử của nhà văn Kim Dung:

  • Việt Nữ Kiếm thời Xuân Thu.
  • Thiên Long Bát Bộ từ thời Tống Thần Tông đến Tống Triết Tông nhà Bắc Tống, khoảng 1065 -1095.
  • Anh hùng xạ điêu diễn ra khi Thành Cát Tư Hãn đang chinh chiến và kết thúc khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, từ 1205- 1226, tương ứng với giữa thời Nam Tống, diễn ra sau Thiên Long Bát Bộ khoảng 130 năm.
  • Thần điêu hiệp lữ từ năm 1240-1258, diễn ra sau Anh hùng xạ điêu khoảng 30 năm.
  • Ỷ Thiên Đồ Long Ký diễn ra vào thời cuối nhà Nguyên, kết thúc khi Chu Nguyên Chương chuẩn bị xưng vương dựng nghiệp nhà Minh, tức khoảng từ năm 1340-1363.
  • Hiệp khách hành thời nhà Minh.
  • Tiếu ngạo giang hồ thời nhà Minh, sau thời Hiệp khách hành khoảng 20-30 năm.
  • Bích Huyết Kiếm (cuối thời nhà Minh, đoạn kết là khi Lý Tự Thành diệt nhà Minh và quân Mãn Thanh tràn vào, tức năm 1644)
  • Lộc Đỉnh ký thời vua Khang Hy nhà Thanh còn niên thiếu đến khi trưởng thành, tức khoảng năm 1661-1675)
  • Thư Kiếm Ân Cừu Lục thời vua Càn Long nhà Thanh còn trẻ và kết thúc khi Phúc Khang An có ngoại hình giống y hệt Trần Gia Lạc vừa sinh ra, tức khoảng năm 1740-1753.
  • Phi Hồ Ngoại Truyện thời vua Càn Long nhà Thanh gần đất xa trời và Phúc Khang An đã làm quan, tức khoảng năm 1780-1790.
  • Tuyết Sơn Phi Hồ thời Càn Long nhà Thanh, diễn ra sau “Phi hồ ngoại truyện” chỉ ít lâu trước khi Hồ Nhất Đao qua đời.
  • Liên Thành Quyết” đoán là xảy ra vào thời nhà Thanh do có nhắc đến tóc đuôi sam. Có thông tin nói rằng trong Liên thành quyết, Kim Dung từng viết về ông nội của mình làm tri huyện Đan Dương (Giang Tô), nếu đúng như vậy thì chuyện xảy ra vào khoảng cuối thế kỷ 19.
  • “Bạch Mã Khiếu Tây Phong” và “Uyên Ương Đao” chỉ được suy đoán là vào thời nhà Thanh, nên không xếp được thứ tự.

Trên đây là bài viết cung cấp 1 vài thông tin về tác giả Kim Dung của Thạch Nam Thư Quán. Hy vọng những thông tin này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nhà văn Kim Dung. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *