Tiền lương chưa bao giờ là tất cả

Tiền lương chưa bao giờ là tất cả, đầu sách của tác giả Fred Kofman giúp những ai đang làm lãnh đạo hoặc C&B giải quyết được rất nhiều vấn đề quản trị. Tuy nhiên dưới góc độ là một người làm công ăn lương thì đây là một tựa sách có tiêu đề khá “gợi đòn”. Nếu các bạn cũng có cùng suy nghĩ như vậy thì chần chờ gì nữa, đọc ngay bài viết nào.

Tóm tắt nội dung

Xuyên suốt quyển sách Tiền lương chưa bao giờ là tất cả, tác giả Fred Kofman tập trung giúp bạn đọc giải quyết 2 vấn đề chính, đó là:

Tại sao các tổ chức lại thất bại?

Ngày nay các tổ chức đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ như sự gắn kết giữa các thành viên hay sự kém hiệu quả trong quá trình truyền đạt thông tin giữa các phòng ban… Từ đó gây ra những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hoạt động và phát triển của tập thể. Những vấn đề này luôn luôn tồn tại và không thể giải quyết được hoàn toàn. Vậy nếu bạn không kiểm soát được vấn đề một cách triệt để, hãy tìm ra cách kiểm soát chúng ở mức độ cho phép.

Tiền lương chưa bao giờ là tất cả
Tiền lương chưa bao giờ là tất cả

Dễ hiểu hơn, Fred Kofman đã nhắc đến câu chuyện của 2 người đang đi dạo trong rừng và gặp phải gấu. Một người đã tháo giày đi đường và thay bằng giày chạy, người còn lại cười nhạo anh ta rằng “Dù chạy kiểu gì anh cũng không thể thoát khỏi con gấu đâu”. Nhưng người kia trả lời “Tôi không cần chạy thoát con gấu, tôi chỉ cần chạy nhanh hơn anh”. Câu chuyện này nói lên vấn đề cốt lõi là trong hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, chúng ta không cần thiết phải hoàn hảo nhất mà chỉ cần nổi trội nhất. Chỉ cần mắc ít lỗi hơn đối thủ đã mang về rất nhiều lợi thế to lớn.

Làm thế nào để các tổ chức dành chiến thắng?

Để trả lời cho câu hỏi này Fred Kofman đã đưa ra 2 từ khoá chính là “nhà lãnh đạo siêu việt” và “hàng hoá đạo đức“.

  • Khả năng lãnh đạo siêu việt được tác giả đề cập tới không chỉ là những chính sách hay đường lối đúng đắn. Mà còn là khả năng lãnh đạo, gợi lên được ý thức của cấp dưới về giá trị đạo đức chung hay ý nghĩa công việc mà tổ chức đang xây dựng.
  • Khi những phần thưởng bằng vật chất luôn phải chịu những ràng buộc về ngân sách. Từ đó tạo ra những ảnh hưởng do sự phân chia không đều thì hàng hoá đạo đức là chìa khoá giúp gắn kết nhân viên hiệu quả.

Tiền lương và phúc lợi cụ thể là phần dễ thấy nhưng nó chỉ chiếm chưa đến 15% động lực thúc đẩy con người, 85% lý do mọi người tận tâm với công việc là vì những giá trị như sự tôn trọng, quan tâm, cảm giác thuộc về, mục đích cao quý nào đó mà họ được góp sức.

Cảm nhận – Đánh giá Tiền lương chưa bao giờ là tất cả

Đối với mình, Tiền lương chưa bao giờ là tất cả như là tổ hợp hoàn hảo của hai quyển Tạo động lực tăng hiệu suất và Nhà quản lý linh hoạt. Cũng như những quyển sách khác, mình thường không đi quá sâu vào nội dung bởi cá nhân mình không đủ khả năng để truyền đạt hết tinh hoa của mà Fred Kofman đã trình bày thông qua từng đoạn hội thoại, từng tình huống thực tế mà ông đã trải qua.

Quyển sách giúp chúng ta tỉnh táo trước những nhà quản lý bóc lột
Quyển sách giúp chúng ta tỉnh táo trước những nhà quản lý tinh quái

Mặc dù đối tượng hướng đến của quyển sách này chính là những nhà quản lý. Dù vậy, nếu có điều kiện thì bạn cũng nên đọc nó, bởi tác giả đã hướng dẫn chúng ta làm thế nào để có thể theo đuổi những mục tiêu chung. Ví dụ như một gia đình hạnh phúc, một tương lai tươi sáng… Bên cạnh đó là tỉnh táo hơn trước những mục tiêu viển vông của những ông chủ bóc lột. Bởi rất nhiều người quản lý quên mất rằng, tiền lương không phải tất cả nhưng ít nhất phải giúp nhân viên trang trải đủ. Như thế mới có thể yên tâm lao động và cống hiến cho tập thể.

Tóm lại:Đây là một quyển sách phù hợp cho những nhà quản lý và những ai đang có tham vọng lớn trong công việc.

Xem thêm về tác giả, diễn giả Fred Kofman

Trên đây là bài viết giới thiệu quyển sách Tiền lương chưa bao giờ là tất cả, hy vọng bài viết này có ích với bạn trong quá trình tìm hiểu sách. Nếu bạn đã đọc qua quyển sách này và có ý kiến khác, các bạn có thể bình luận bên dưới. Thạch Nam Thư Quán xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *