Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã – Edward Gibbon

Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã là một bộ sách lịch sử về Đế chế La Mã cổ đại với tổng cộng sáu quyển do sử gia người Anh Edward Gibbon viết nên. Đây là bộ sách bao hàm giai đoạn lịch sử Đế quốc La Mã từ sau triều Đại Marcus Aurelius, từ 180 đến 453 và kết thúc vào năm 590. Nội dung của Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã chủ yếu giải thích những thái độ và quyết định làm cho Đế quốc La Mã suy tàn và từ từ sụp đổ cả phương Đông và phương Tây, cũng như giải thích tại sao đế quốc này sụp đổ.

Giới thiệu sơ lược Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã

Bị kích thích bởi chuyến thăm tàn tích ở Rome, Edward Gibbon 36 tuổi đã viết ra bộ sách kinh điển Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã với hơn một triệu từ và 38 chương. Bộ sách được hoàn thành vào năm 1781 và hoàn tất chỉnh lý vào năm 1788. Chỉ với 22 năm xuất bản, Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã đã đưa ông trở thành những danh nhân ngang tầm với Adam Smith, Samuel Johnson và James Boswell.

Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế Chế La Mã
Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã

Edward Gibbon vốn là một nhà chính trị gia và tất nhiên ông cũng không phải là một sử gia chuyên nghiệp. Vậy nhưng chỉ với công trình về Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã mà Edward Gibbon đã được xem như “Một trong số ít các tác giả giữ vị thế cao trong lịch sử văn chương cũng như trong danh sách các sử gia vĩ đại” theo nhà sử học J. B. Bury.

Chúng ta vốn biết rằng Edward Gibbon không phải là dân chuyên về sử học. Vậy nên lợi thế của ông so với những nhà sử học đại tài khác là ông không bị dụ hoặc hay thôi thúc bởi nghề nghiệp của mình, một động cơ tôn giáo hay lòng yêu nước nhiệt thành. Ông chỉ đơn giản là một người yêu mến chủ đề mà mình đã chọn để nghiên cứu. Có một đoạn nổi tiếng trong hồi ký của mình Edward Gibbon đã hồi tưởng lại chính khoảnh khắc mà ông lần đầu cảm nhận được niềm say mê đó khi ngồi trong Đại hý trường ở Rome.

Sự Suy Tàn Và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã (Bộ Hộp) - Edward Gibbon | Sách Khai  Trí
Edward Gibbon

Và cũng giống như những tài năng không chuyên – những người yêu nghề khác. Edward Gibbon đã dấn thân mà không thực sự sẵn sàng, ông từng khiêm tốn bảo rằng “Sự cần mẫn và chính xác là những giá trị duy nhất mà một người viết sử có thể tự gán cho mình. Nếu quả có bất kỳ giá trị nào có thể nhận lấy từ việc thực hiện một nhiệm vụ thiết yếu.” Tuy nhiên sản phẩm từ niềm say mê trải 20 năm của ông cho thấy rằng một kiệt tác sử học đòi hỏi nhiều hơn thế. Cũng không hề kém cạnh, ấy là cảm thức kinh ngạc không vơi cạn cũng như sự tò mò đầy khoan dung của ông dành cho những nhược điểm của người đời.

Cảm nhận về Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã

Sự trỗi dậy của thành Rome – La Mã, một thành phố đã trương nở thành một đế chế có thể đáng để cho một trí tuệ triết gia phải bận tâm suy ngẫm như một điều phi thường có một không hai. Nhưng sự suy tàn của La Mã lại là hệ quả tự nhiên và không thể tránh do sự lớn mạnh quá mức.

Sự thịnh vượng làm chín muồi nguyên lý suy tàn; những nguyên nhân của sự hủy diệt nhân lên bội phần cùng với quy mô chinh phạt; và ngay sau khi thời gian hay sự tình may rủi đã loại bỏ đi những ủng hộ nhân tạo, thì đó cũng là lúc công trình vĩ đại kia phải chịu khuất phục trước sức nặng của chính nó.

Nền văn minh La Mã cổ đại

Câu chuyện về sự phá sản của nó thật đơn giản và rõ ràng; và thay vì tra vấn xem tại sao đế chế La Mã bị phá hủy, chúng ta đúng ra phải lấy làm ngạc nhiên rằng làm sao nó tồn tại được lâu đến thế?

Các quân đoàn chiến thắng đi chinh chiến ở những nơi xa xôi đã đua đòi theo những thói tật của kẻ xa lạ, còn đám lính đánh thuê ban đầu là áp bức quyền tự do của nền cộng hòa, rồi sau đó xâm phạm tới sự uy nghiêm của tấm hồng bào. Các vị hoàng đế, khi sốt sắng cho sự an toàn cá nhân và hòa bình công cộng, chỉ còn biết dùng hạ sách là phá hỏng đi thứ kỷ luật đã khiến cho quân lính trở nên đáng sợ như nhau đối với cả vị nguyên thủ của họ lẫn với kẻ thù; nhuệ khí của chính thể quân đội bị nới lỏng và cuối cùng tiêu tan do những thiết chế cục bộ của Constantine; và thế giới La Mã bị chôn vùi bởi một trận đại hồng thủy của quân rợ.”

Có thể nói Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã là một bộ phim buồn về cách thức cũng như lý do tại sao một nền văn minh đạt đỉnh cao về kiến trúc, thư từ, cấp nước, vệ sinh, khoa học, kỷ luật quân sự và luật pháp sụp đổ. Sự xuất hiện và lan truyền niềm tin mới, Cơ đốc giáo, và sự biến mất của các giá trị truyền thống ở La Mã. Nguồn lực thay vì dồn vào xây dựng đế quốc thì chuyển sang … nhà thờ. Cách giải thích này này cũng khác với nhiều sử gia ở một nước nọ hay cho rằng, một đế chế nào đó sụp đổ là do … cá nhân ông vua là chủ yếu: hoang dâm vô độ, bỏ bê triều chính, đam mê tửu sắc…

Trên tay bạn đọc

Qua đó Gibbon cũng đặt nền tảng cho các thế hệ sử gia theo sau nghiên cứu về một chủ đề lớn: giải thích lý do (cơ chế nhân quả) tại sao các cường quốc sụp đổ. Tiêu biểu có thể kể đến như Toynbee và Burke nhấn mạnh những thiếu sót của một nền kinh tế cướp bóc. Tainter không có khả năng giải quyết sự phức tạp, và Heather sự trỗi dậy của Đế chế Ba Tư Sassanid… Trong khi nhiều người khác thì đào sâu về giả thuyết ngộ độc chì, phân rã môi trường hay bệnh dịch hạch.

Giống như một con tàu khổng lồ, tác phẩm vĩ đại của Gibbon đã lướt trên đại dương văn học trong hai thế kỷ. Đưa ra một nguồn kiến thức hữu ích và chia sẻ đến cho bất kỳ ai cần nó.

Trên đây là bài viết giới thiệu về Sự Suy Tàn và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã do Thạch Nam Thư Quán tổng hợp. Hy vọng bài viết này đã giúp ích được phần nào cho các bạn trong quá trình tìm hiểu bộ sách này. Như thường lệ nếu thấy hay thì hãy chia sẻ hoặc để lại ý kiến bên dưới để mình có thêm động lực nhé. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *