Mất Kết Nối – Johann Hari

Lý do nào mà Mất Kết Nối” của Johann Hari (một phóng viên của nhiều tờ báo lớn) lại chiếm một vị trí quan trọng trong tủ sách tâm lý cho người trầm cảm. Dù hiện nay có không ít đầu sách học thuật trong lĩnh vực tâm lý từ các bác sĩ uy tín trong ngành. Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Giới thiệu sơ lược

Trước đây mình từng đọc qua một câu nói đại loại là “Khoa học đã phát triển đến mức mà không ai trong chúng ta là không có bệnh. Xã hội của chúng ta đang phát triển đến mức mà không ai trong chúng ta là không bị trầm cảm“. Có thể nhiều người vẫn cho rằng đây chỉ là một nhận định mang tính “nói quá”. Nhưng dù là đùa vui hay nghiêm túc thì chắc hẳn có một sự thật mà chúng ta khó có thể chối cãi, đó là trầm cảm đang hiện hữu và trở thành một vấn nạn của thời đại.

Lost Connections - Tái kết nối với những điều ta đã mất - Chơn Linh
Mất Kết Nối

Có thể rất nhiều bạn đọc đã từng hoặc đang phải chống chọi với trầm cảm để đi tìm lại ý nghĩa và niềm vui sống. Hoặc ít nhất là đã từng trải qua những giai đoạn không mấy dễ chịu trong cuộc đời. Cũng có thể bạn đang phải học cách tồn tài cùng chứng trầm cảm, khi mà vợ/chồng, người thân của bạn là nạn nhân của chứng trầm cảm và bạn đang muốn giúp đỡ bạn bằng một cách nào đó, hoặc chí ít chỉ là biết rõ nguyên nhân của chứng trầm cảm là gì?

Khi tôi la hét đòi bác sĩ của mình cho uống thuốc để ngăn triệu chứng tồi tệ nhất của mình – cảm giác buồn nôn khủng khiếp – thì bác sĩ nói với tôi anh cần buồn nôn, đó là một thông điệp, và chúng ta phải lắng nghe thông điệp. Nó sẽ cho chúng tôi biết anh bị làm sao. Nếu tôi bỏ qua hoặc kìm nén triệu chứng đó, thận của tôi hẳn đã hỏng và tôi hẳn đã chết. Bạn cần buồn nôn. Bạn cần nỗi đau của mình. Đó là một thông điệp và chúng ta phải lắng nghe thông điệp.

Trong cuốn Lost Connect – Mất kết nối của tác giả Johann Hari, đã xác định được 9 nguyên nhân gây ra trầm cảm và lo âu bắt nguồn từ việc mất kết nối với những thứ xung quanh bao gồm:

  1. Mất kết nối với công việc,
  2. Mất kết nối với người khác,
  3. Mất kết nối với những giá trị ý nghĩa,
  4. Mất kết nối do những sang chấn tuổi thơ,
  5. Mất kết nối với vị trí xã hội và sự tôn trọng,
  6. Mất kết nối với thế giới tự nhiên,
  7. Mất kết nối với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn;
  8. Vai trò thực sự của những thay đổi trong não bộ và gene.

Đánh giá – Cảm nhận Mất Kết Nối

Mất Kết Nối thuyết phục hơn và tạo nên sự khác biệt so với nhiều cuốn sách có cùng chủ đề bởi nó là trải nghiệm của chính tác giả về chứng trầm cảm. Johann Hari cũng là nạn nhân của chứng trầm cảm từ tuổi thiếu niên và phải dùng thuốc từ rất sớm, những gì tác giả viết trở nên gần gũi, chân thật hơn và tạo được sự đồng cảm từ độc giả.

Johann Hari

Tuy nhiên theo mình cuốn sách vẫn có chiều sâu mà bạn đọc cần có về lĩnh vực tâm lý bởi nó được cô đọng lại từ hành trình khám phá bản thân của Johann Hari. Từ những về nguyên nhân và xuất phát điểm của những căng thẳng kéo dài đã dày vò anh từ những năm tháng tuổi thơ.

Trong hành trình kéo dài nhiều năm đó, anh đã gặp gỡ những nhà khoa học kì cựu nhất trong ngành tâm lý học, trò chuyện với các bệnh nhân trầm cảm, cũng như đi đến nhiều nơi trên thế giới và chứng kiến những mô hình xã hội khác nhau để tìm hiểu sự thật về căn bệnh này. Có thể nói, cuốn sách tuy không có tính học thuật cao nhưng sự thiết thực từ những kinh nghiệm thực tế trong sách mang lại là vô cùng đáng giá.

Mất kết nối”: Đi tìm nguyên nhân gây ra trầm cảm và lo âu | BÁO SÀI GÒN  GIẢI PHÓNG
Mất Kết Nối trên tay bạn đọc

Thông qua quá trình không ít gian nan, Hari cuối cùng cũng đã rút ra được cho bản thân nói riêng và những người đang chịu đưng chứng trầm cảm nói chung một số giải pháp hữu hiệu từ thực tiễn. Cuốn sách lần lượt đưa ra những phương pháp giúp người đọc lấy lại những kết nối đã mất, đồng thời lồng ghép vào sự động viên của tác giả và tiếp thêm hi vọng cho những người đang loay hoay trong bế tắc.

Trên đây là bài viết giới thiệu quyển sách Mất Kết Nối của Thạch Nam Thư Quán. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về quyển sách này và đưa ra quyết định cho bản thân. Còn nếu bạn đã đọc qua và có ý kiến khác thì hãy để lại bình luận bên dưới để các bạn khác được biết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *