Làm chủ sự thay đổi – Vực dậy sau biến cố

Làm chủ sự thay đổi – Vực dậy sau biến cố là quyển sách thuộc thể loại tư duy – kỹ năng sống của tác giả Bruce Feiler. Quyển sách giúp chúng ta rõ hơn được bản chất của cuộc sống, từ đó tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để vượt qua chúng.

Giới thiệu

Bản chất của cuộc sống là sự thay đổi, ai trong chúng ta cũng phải trải qua điều này bất kể thời điểm độ tuổi hay giới tính. Bruce Feiler cho rằng, trung bình một người bình thường sẽ trải qua 36 biến cố trong suốt cuộc đời. Thông thường cứ từ 12 đến 18 tháng thì chúng ra lại phải đối mặt với một biến cố mới.

Để có thêm thông tin thực tế, tác giả Bruce Feiler đã phỏng vấn sâu khoảng 225 người trên khắp nước Mỹ và hỏi họ về những ngã rẽ trong cuộc đời. Những bước ngoặt và sự kiện khiến họ thay đổi nhiều nhất. Nhờ những thông tin đó, anh đã có thêm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về các giai đoạn chuyển tiếp và cách chúng ảnh hưởng đến chúng ta.

Làm chủ sự thay đổi - Vực dậy sau biến cố
Làm chủ sự thay đổi – Vực dậy sau biến cố

Theo Feiler, những gián đoạn lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Anh tin rằng, mỗi chúng ta đều phải trải qua 3-5 lần gián đoạn lớn và 30-40 lần gián đoạn đáng kể trong cuộc đời của mình. Đây là những sự kiện có khả năng đưa cuộc sống của chúng ta rẽ một sang trang hoàn toàn mới.

Trong đó một số có thể giúp chúng ta phát triển, một số khác lại gây nguy hiểm. Nếu không được tiếp cận với thái độ đúng đắn thì chúng sẽ khiến ta đi lệch hướng. Những sự kiện tiêu biểu có thể kể đến như cái chết của các thành viên trong gia đình, bệnh hiểm nghèo, công việc hoặc nghề nghiệp mới, kết hôn, ly hôn, sinh con, hoặc thiên tai bão lụt…

Một vài điểm nhấn trong Làm chủ sự thay đổi – Vực dậy sau biến cố

Trong Làm chủ sự thay đổi – Vực dậy sau biến cố Feiler đã trình bày rất kỹ lưỡng và chi tiết về 52 yếu tố gây rối loạn khác nhau trong năm loại: tình yêu, công việc, sức khỏe, danh tính hoặc niềm tin. Đồng thời anh cũng khẳng định, hầu hết biến cố có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và chúng có thể đến dồn dập mà không báo trước.

Trong thời kỳ biến động, mọi người cũng có thể chọn cách sống mà bản thân quen thuộc. Tuy nhiên xét về lâu dài thì điều này không mang lại nhiều lợi ích. Thay đổi để phát triển là điều mà không ai có thể tránh khỏi, đây được coi là chìa khoá để giúp chúng ta thích nghi và trở nên tốt hơn.

Vậy nên mọi người nên chuyển từ phản kháng sang chấp nhận thay đổi để nắm quyền chủ động trong cuộc chơi thay vì chờ đợi thụ động.

Tác giả Bruce Feiler
Tác giả Bruce Feiler

Chi tiết hơn, Feiler chia quá trình chuyển đổi thành 3 giai đoạn là tạm biệt quá khứ, lộn xộn và khởi đầu. Trong đó tạm biệt quá khứ được cho là giai đoạn khó khăn nhất, tuy nhiên chúng ta có thể rút ngắn quá trình này nếu được người khác giúp đỡ.

Tạm biệt quá khứ sẽ bắt đầu ổn hơn khi chúng ta bắt đầu nhận ra sai lầm trong đời và sửa chữa nó. Điều này đặc biệt khó khăn với những ai phạm phải sai lầm lớn bởi những sửa chữa nhỏ đã không còn hiệu quả. Lúc này điều cần làm là phải đối mặt với nỗi đau đến từ việc tạm biệt một phần cuộc đời mình.

Khoảng giữa lộn xộn được thể hiện đúng với tên gọi, đó chính là lý do mà không ai muốn trở về trường học, gặp lại người yêu cũ… Thay đổi có thể mang lại sự sợ hãy và lộn xộn, vậy nên đây là giai đoạn khiến nhiều người mắc kẹt. Có quá nhiều quyết định kéo theo nhiều thứ có thể sai, những rủi ro mà ta không biết trước được. Điều này khiến nhiều người muốn quay về với những gì đã biết hơn là phát triển với tương lai không biết trước.

Để giúp bạn đọc có thể đối phó được giai đoạn lộn xộn này, Feiler đã tổng hợp 1 số quy tắc mà anh ấy tìm thấy được thông qua những cuộc phỏng vấn, cụ thể:

Giai đoạn lộn xộn
Giai đoạn lộn xộn
  • Quy tắc Matisse – Thử nghiệm những cách làm mới khi những cách cũ không hiệu quả. (Matisse đã sử dụng kéo để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời khi anh ấy bị giam cầm trong nhiều năm trên xe lăn và không thể vẽ)
  • Quy tắc Baldwin – Viết về những trải nghiệm của bạn, giành quyền kiểm soát câu chuyện và ghi lại bản thân vào một cuộc sống mới như James Baldwin đã làm.
  • Quy tắc Tharp – Sử dụng những thứ cũ và quá khứ của bạn làm bàn đạp cho những cảm hứng mới.
  • Quy tắc Feldenkrai – Di chuyển cơ thể để kích thích các con đường mới trong não giống như phương pháp Feldenkrais nổi tiếng đã làm cho hàng nghìn người.

Nếu bạn kiên trì, bạn sẽ trải qua giai đoạn cuối cùng – sự khởi đầu mới, giai đoạn mạnh mẽ nhất trong ba giai đoạn chuyển đổi. Bạn hãy chia sẻ những câu chuyện của mình với những người khác và để ý đến “những khoảnh khắc bình thường đầu tiên” trong cuộc sống mới của bạn.

Tóm lại: Đây là quyển sách chứa nhiều câu chuyện hấp dẫn và cách dẫn chuyện thú vị. Khuyến khích người đọc nghĩ về quá trình thay đổi bản thân. Giúp ta nhìn thẳng vào những thay đổi trong cuộc sống, từ đó thấy được những kinh nghiệm để học tập. Miễn là ta vẫn đang học hỏi thì ta sẽ tiến bộ mỗi ngày, đó chính là cách giúp bản thân tìm ra ý nghĩa của cuộc đời.

Trích dẫn trong Làm chủ sự thay đổi – Vực dậy sau biến cố

Tất cả chúng ta đều cần trở thành anh hùng trong chính câu chuyện cuộc đời mình. Đó là lý do vì sao chúng ta cần những câu chuyện cổ tích. Chúng dạy ta cách xoa dịu nỗi sợ hãi, giúp ta ngủ ngon vào ban đêm. Đó là lý do tại sao hết năm này sang năm khác, hết đời này đến đời khác, chúng ta cứ truyền nhau những câu chuyện cổ tích. Chúng biến cơn ác mộng của chúng ta thành những giấc mơ đẹp.

Bản chất của sự hỗn loạn là tự thiết lập. Một dòng chảy sẽ rẽ đôi khi chảy qua một tảng đá rồi hợp lại thành dòng; một đàn chim cất cánh khỏi một bụi cây rồi hợp lại thành hình; hay một cơn bão gặp một cơn bão khác sẽ hợp nhất và tiếp tục di chuyển. Hay cồn cát, tuyết, mây cũng vậy.

Một trong những điều tôi tìm thấy trong nghiên cứu của mình là ngay cả khi bạn không đánh dấu điều xảy ra, thì cơ thể bạn cũng làm điều đó. Có những thời điểm bạn cảm thấy đau đớn mà không biết lý do tại sao, nhưng mười lăm năm trước, một sự kiện nào đó đã xảy ra và cơ thể bạn đã ghi nhớ nó hằng năm.

Ký ức, không giống như những gì tôi đã học về chúng khi còn nhỏ, không cố định như những gói nhỏ gọn gàng được lưu giữ trong não ta, mà ta vẫn lôi chúng ra khi cần thiết và nhét lại vào nơi đó khi không cần. Chúng thực ra là các thực thể sống động, thay đổi theo mỗi lần triệu hồi. Mỗi khi hồi tưởng một kỷ niệm, ta nhớ lại chúng theo một cách khác.

Trên đây là bài viết giới thiệu về quyển sách Làm chủ sự thay đổi – Vực dậy sau biến cố của mình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp được một vài thông tin hữu ích đến cho các bạn. Nếu có ý kiến khác, các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để mình và bạn đọc khác được biết. Thạch Nam Thư Quán xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *