Nếu bạn thực sự muốn đạt được thành công thì thái độ khiêm nhường trong giao tiếp là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Đây là điều mà hai tác giả Perter A. Schein và Edgar H. Schein đã đúc kết ra trong quyển sách Giao tiếp khiêm nhường – Thu phục nhân tâm. Mời các bạn hãy cũng mình tìm hiểu xem đây có phải là quyển sách đáng đọc không trong bài viết sau nhé.
Giới thiệu sơ lược
Bạn đang là một nhân viên văn phòng?
Bạn có gặp rắc rối khi phải đối diện với sếp của mình?
Bạn là một nhân viên mới?
Bạn có đang loay hoay không biết làm thế nào để hòa nhập với mọi người?

Có lẽ tất cả những ai đã từng trải qua cuộc sống của một nhân viên văn phòng đều biết đến khái niệm mang tên “Cấp bâc”. Đây là mối quan hệ của cấp trên với nhân viên hoặc có thể là mối quan hệ giữa nhân viên mới và nhân viên cũ. Đặc biệt hơn khi bạn là nhân viên mới thì việc giao tiếp với đồng nghiệp hay cấp trên là điều đáng suy ngẫm.
Vậy chúng ta phải làm thế nào trong giao tiếp thì mới có thể làm vừa lòng cấp trên, vừa tạo niềm tin từ đồng nghiệp?
Câu trả lời đó chính là sự khiêm nhường trong giao tiếp.
Giao tiếp khiêm nhường nói chung hay là kỹ năng đặt câu hỏi nói riêng sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong những bối cảnh chính như. Trong đời sống riêng tư với người thân và bạn bè hay giao tiếp trong xã hội. Trong công ty hay tổ chức mà bạn tham gia, giao tiếp khiêm nhường giúp bạn xác định nhu cầu hợp tác giữa những đơn vị phụ thuộc lẫn nhau hiệu quả và dễ dàng hơn.

Cuối cùng là ở vai trò lãnh đạo hoặc quản lý, giao tiếp khiêm nhường có thể giúp bạn tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở và tin tưởng lẫn nhau. Những yếu tố rất cần thiết giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách an toàn, hiệu quả.
Chắc chắn quyển sách Giao Tiếp Khiêm Nhường – Thu Phục Nhân Tâm sẽ kích thích trí tò mò của bạn. Từ đó dẫn dắt bạn đến với hành trình ứng dụng phương pháp hỏi han khiêm nhường.
Tâm đắc trong Giao Tiếp Khiêm Nhường – Thu Phục Nhân Tâm
Trong cuốn sách “Giao tiếp khiêm nhường thu phục nhân tâm” của hai tác giả Peter A. Schein và tác giả Edgar H. Chein đã đưa ra hai cách thức để thu phục đối phương:
Đối với nhân viên, một trong những quy tắc trong giao tiếp khiêm nhường chính là “quy tắc nhượng bộ”’. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy quy tắc này ở hầu hết các văn phòng làm việc. Biểu hiện chính là trong bất cứ công việc nào, dù cấp trên đang nói thì cấp dưới cần lắng nghe.

Việc một nhân viên dám ngắt lời cấp khi cấp trên đang nói bao giờ cũng trở nên thật tệ hại. Và bạn cũng biết đấy, thứ tự cấp bậc trong một công ty rất quan trọng. Cho dù bạn có cố gắng lơ đi hay không để tâm đến nó thì cấp bậc vẫn tồn tại ở đó. Từ trước đến giờ như một quy tắc bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, điều đó không cổ súy cho việc nhân viên không được lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình. Vì thế, cách thức thứ hai của giao tiếp khiêm nhường thuộc về phía cấp trên. Tinh thần của một công ty đều phụ thuộc chặt chẽ vào tinh thần làm việc của nhân viên trong chính công ty đó. Và để tăng dần đều tinh thần làm việc ấy, người lãnh đạo giữ vai trò cốt yếu.
Nếu bạn là một người lãnh đạo đầy trịch thượng và luôn cho rằng quan điểm của mình là đúng. Thì bạn sẽ phải đối mặt với thật nhiều nguy cơ khác nhau, những điều đó có thể khiến bạn bị phá sản. Nhưng nếu bạn là một người sếp biết lắng nghe và giao tiếp khiêm nhường bằng cách nói: “Tôi biết là chúng ta sẽ cần nhau nếu muốn hoàn thành nhiệm vụ” hay “Tôi muốn lắng nghe các bạn nói về những đóng góp của mình” thì quả thực, bạn đang là một vị sếp tuyệt vời trong mắt của các nhân viên của bạn. Khi đó, chắc chắn lòng nhiệt thành và năng suất làm việc trong công ty bạn sẽ tăng lên rất nhiều
“Các nhà nhân chủng học đã chứng minh rằng tất cả các nền văn hóa đều sở hữu chính là một hệ thống phân cấp thứ bậc và địa vị, và họ luôn chạy lại cho thế hệ trẻ về hệ thống này để duy trì tôn ti trật tự xã hội bền vững”
(Trích “Giao tiếp khiêm nhường thu phục nhân tâm” )
Cảm nhận – Đánh giá của bạn đọc
Nhắc đến từ khiêm nhường, chắc hẳn nhiềungười sẽ nghĩ ngay đến việc hạ mình, nhường nhịn người khác khi đối nhân xử thế và tất nhiên, mình cũng không ngoại lệ. Nhưng sau khi đọc xong quyển sách Giao Tiếp Khiêm Nhường – Thu Phục Nhân Tâm thì mình nhận ra rằng, cốt lõi của thái độ khiêm nhường chính là cách đặt ra câu hỏi. Học cách lắng nghe, thấu hiểu và suy ngẫm thấu đáo rồi mới bắt đầu hành động.

Giao tiếp khiêm nhường thực sự là một nghệ thuật trong giao tiếp. Bởi phương pháp này giúp đối phương mở lòng hơn, giúp ta biết đặt ra câu hỏi cho những vấn đề chưa có câu trả lời. Giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt với đối phương dựa trên niềm hứng thú và ý muốn tìm hiểu sâu hơn về họ.
Và tất nhiên giao tiếp khiêm nhường không phải là một điều dễ dàng. Dù là ai đi nữa thì cũng đều phải học cách phát hiện, cảm nhận và kìm nén cơn giận giữ. Học cách lắng nghe và tìm hiểu tình hình trước khi đưa ra một quyết định hay hành động nào đó. Những điều này tuy khó khăn, nhưng đều có thể rèn luyện từng ngày, từng chút một. Mình cũng đang trên hành trình mài giũa và tôi luyện, và mình tin rằng các bạn cũng sẽ làm được.
Có người nói rằng giao tiếp khiêm nhường sẽ làm tư duy của chúng ta trở nên lệch lạc, thụ động và ngăn cản chúng ta thể hiện bản thân. Nhưng mình không nghĩ vậy! Giao tiếp khiêm nhường rèn luyện cho mình sự kiên nhẫn, lắng nghe và thấu hiểu người khác. Với mình, giao tiếp khiêm nhường chính là sự bổ sung cho sự mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Nhờ giao tiếp khiêm nhường, mình có thể điều tiết cảm xúc, sử dụng những từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh để thể hiện quan điểm, ý kiến của mình mà không làm người khác khó chịu. Vì thế chúng mình nên đan xen cả hai phương pháp để vừa thuận lòng người, vừa được lòng mình.

Và hơn thế nữa, “Giao Tiếp Khiêm Nhường – Thu Phục Nhân Tâm” còn cho mình thật nhiều bài học về giao tiếp. Hình thành suy nghĩ tích cực, cách dùng cử chỉ, ngữ điệu, cách sử dụng từ ngữ, thấu hiểu tâm lý, … Mình nghĩ rằng kỹ năng giao tiếp chính là một kỹ năng mà ai cũng cần trang bị, để mối quan hệ được hài hòa hơn từ đó hiểu mình, hiểu người hơn.
Trên đây là vài viết giới thiệu về quyển sách Giao Tiếp Khiêm Nhường – Thu Phục Nhân Tâm. Hy vọng những thông tin này đã giúp ích được phần nào cho các bạn trong quá trình tìm hiểu hay tham khảo sách. Ngoài ra, đây là bài viết mang tính đánh giá – cảm nhận cá nhân nên nếu bạn có ý kiến khác về quyển sách này thì có thể để lại bình luận bên dưới để mình và các bạn đọc khác được biết nhé.
Thạch Nam Thư Quán xin chân thành cảm ơn!
Sách có nội dung khá ngắn, mặc dù là chỉ dẫn chung về “hỏi han khiêm nhường” trong giao tiếp nhưng tác giả tập trung hơn vào lãnh đạo trong doanh nghiệp. Mình thấy bản gốc tiếng anh trên amz cũng khá nổi, mọi người quan tâm về leadership thì có thể đọc review trên ấy xem sao.