Bố Già Thực Sự Là Người Như Thế Nào?

Lần đầu tiên mình đọc tiểu thuyết Bố Già đến nay cũng đã hơn 5 năm trôi qua. Thời gian đó. mình chỉ thích tìm chìm sâu vào những tình tiết đầy kịch tích, đầy mùi thuốc súng dưới ngòi bút sắc bén của nhà văn Mario Puzo.

Mình còn nhớ rõ lúc đó thường ông bài xong mới lén lút bật đèn ngủ lên để đọc, bàn tay khẽ lật từng trang sách làm sao để không bị bố mẹ phát hiện. Nhất là những hồi bắn nhau đẫm máu, đoạn cậu cả Sony nhà ông Trùm bị sát hại, mình không khỏi bàng hoàng và đôi bàn tay khi đó run lên trong vô thức.

Bố Già thực sự là người như thế nào?
Bố Già thực sự là người như thế nào?

Đến bây giờ khi nghĩ đến những cảm giác ấy vẫn còn sống động và rõ ràng như mới diễn ra ngày hôm qua. Và giờ này, khi vừa đọc xong cuốn tiểu thuyết này lần thứ 2, những cảm nhận và cảm giác có phần “trưởng thành” hơn so với lúc ban đầu. Mình không còn chỉ tập trung vào những tình tiết đầy gay cấn trong cuốn sách, mà đâu đó qua mỗi nhân vật mà tác giả xây dựng, tôi đã cố gắng phân tích và rút ra được những bài học giá trị cho mình.

Đầu tiên không ai khác chính là nhân vật Bố Gìa – ông Don Vito Corleone. Càng đọc càng hiểu tại sao nhân vật này xứng đáng với cái danh Ông Trùm (hoặc một cái tên khác thân mật hơn là Bố Già)

Con người đầy nghĩa khí

Với Bố Già, ông không bao giờ có khái niệm “Mất chữ tín”. Bất kể là việc gì, dù lớn hay bé, của bất kỳ ai, một khi Bố Già đã đồng ý giúp đỡ thì chắc chắn việc đó sẽ thành. Ông cũng là người rất trọng tình nghĩa, đã là chỗ thân quen, chỉ cần đánh tiếng 1 câu, ông Trùm chẳng bao giờ từ chối.

Thực tế đâu phải ai cũng làm được như Bố Già vậy đâu. Trên đời thiếu gì người quyền cao chức trọng, nhưng xem những người ở dưới mình như rơm như rác. Thậm chí, với anh em ruột thịt cũng ngoảy mặt làm ngơ (hay thẳng thắn hơn là “sống chết mặc bay”)

bo gia la nguoi nghia khi
Bố Già là người nghĩa khí

Vì thế mà ông Trùm rất được lòng nhiều người, bao nhiêu người sẵn sàng chung thành, vào sinh ra tử để có cơ hội được báo đáp ơn nâng đỡ của ông.

Con người có kế hoạch

Để được xưng danh là Ông Trùm trong giới Mafia đâu chỉ ở khía cạnh đối nhân xử thế vậy đâu. Đầu óc nhạy bén, tính toán kỹ lưỡng, lúc nào cũng tính trước được rủi ro có thể xảy ra nên đâu có hề hấn lo sợ gì một khi xúc tiến hành động.

Mà mỗi lần ông suy tính không phải ai cũng đoán được ông đang tính toán gì, đến người kề cận nhất cũng khó lòng hiểu được những mưu kế đang xuất hiện trong đầu Bố Già.

Con người điềm tĩnh

Mình nể nhất cái này của Bố Già, dù có chuyện gì vẫn giữ vững phong thái của một ông trùm – lạnh lùng, không biểu lộ cảm xúc và luôn điềm tĩnh giải quyết mọi vấn đề.

Thử nghĩ xem, có cha mẹ nào không đau lòng khi phải trải qua cảnh “Người đầu bạc tiễn người đầu xanh” cơ chứ. Đặc biệt, lúc cậu cả Sony nhà ông Trùm bị bắn cho không còn nguyên vẹn. Thế mà, Vito Corleone phải nén nỗi đau lại mà thể hiện như chưa có chuyện gì xảy ra. Ông buộc lòng phải xin cầu hòa để chấm dứt cuộc đại chiến giữa “các hung thần” trong giới giang hồ.

Luôn điềm tĩnh trong mọi trường hợp
Luôn điềm tĩnh trong mọi trường hợp

Nhưng cũng đừng nghĩ ông Trùm hèn mọn, không dám làm gì để trả thù cho cậu con trai của mình. Ông chỉ đang lùi một bước để tiến ngàn bước đánh bại tất cả đối thủ và quy giang sơn về một mối mà thôi.

Đắc nhân tâm

Hagen – con nuôi của Bố Già từng nói với Michael – con trai út như thế này:

“Michael.. mày kể ra tài nghệ cũng xấp xỉ ông già đó. Nhưng có một điều mày còn phải học chán”

“Điều gì?” – Michael hỏi

“Đó là cách từ chối… mày còn phải học cách lắc đầu!”

Sau đó Ông Trùm thong thả nói: “Đối với người thân yêu, không thể mỗi cái lắc đầu được. Cùng lắm mới phải từ chối. Đó là một bí quyết. Phải làm sao cái lắc đầu của mình trông như gật vậy. Mà tốt nhất làm sao cho người ta khỏi bắt mình phải lắc đầu…”

Cung cách nói chuyện của ông Trùm rất hợp với lòng người. Với mỗi người, mỗi tình huống khác nhau, ông đều có cách xử trí sao cho không một ai phải nóng giận khi quay về. Đấy là một nghệ thuật không phải ai cũng có thể học trên đời này.

Dứt khoát, hành động nhanh

Đã tính toán thì tính toán thật kỹ càng trước khi hành động. Còn một khi đã bắt tay vào làm thì không ai gọn gàng và dứt khoát bằng. Lệnh đã ban xuống thì chỉ cần thực thi, không hỏi hay thắc mắc lý do tại sao lại như vậy? Kể cả đối với những người thân tín nhất, có dấu hiệu của sự phản bội, cũng không thể dung tha.

Đây là những đánh giá về Bố Già của mình dưới góc độ chủ quan. Tuy nhiên, mình tin bất kỳ ai đọc xem phim đều có cho mình được những bài học cũng như nhận định nào đó về nhân vật trong tiểu thuyết.

Hãy cho mình biết về quan điểm của bản về nhân vật Bố Già nhé!!!

Thạch Nam Thư Quán xin chân thành cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *